Chân dung họa sỹ Lưu Công Nhân
Lưu Công Nhân là một họa sĩ nổi tiếng có nhiều triển lãm tranh nhất tại Việt Nam. Tranh của ông vẽ trên nhiều chất liệu khác nhau như sơn dầu, màu nước, giấy dó. .. Ông là hội viên Hội Mĩ thuật Việt Nam từ năm 1957.
Lưu Công Nhân thời trẻ
Họa sĩ Lưu Công Nhân sinh ngày 17/8/1930 tại Phú Thọ, mất ngày 21/7/2007 tại Đà Lạt. Ông tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Kháng chiến Việt Bắc, niên khóa 1950 - 1953 (Còn gọi là Khóa Mỹ thuật Kháng chiến chống Pháp, do Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên ký thành lập trường). Danh họa Tô Ngọc Vân là Hiệu trưởng. 22 học viên được tuyển chọn qua hai kì thi, cùng một số sinh viên từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương về theo học.
Năm 1944, Lưu Công Nhân hăng hái tham gia cách mạng. Từ năm 1950-1953, họa sĩ Lưu Công Nhân theo học và tốt nghiệp Trường Mĩ thuật khoá kháng chiến. Sau khi tốt nghiệp Trường Mĩ thuật kháng chiến ông về công tác tại Cục địch vận Tổng cục Chính trị từ năm 1953 đến năm 1955.
Từ năm 1955 - 1965, ông là giảng viên Trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp Hà Nội.
Cuộc sống gia đình Lưu Công Nhân
Ông kết hôn cùng vợ, bà từng là là lãnh đạo một xí nghiệp dược phẩm và có người con trai là Lưu Quốc Bình.
Giải thưởng:
• Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam
• Huân chương Lao động hạng Nhất
• Huân chương Kháng chiến chống Mĩ cứu nước hạng Nhất
• Huân chương Kháng chiến hạng Nhì
• Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt Nam.
• Năm 1951, tác phẩm của hoạ sĩ Lưu Công Nhân đã được tặng Giải thưởng Triển lãm Hội hoạ
• Năm 1959, đoạt giải thưởng Triển lãm Quốc tế Thanh niên tại Varsovie - Ba Lan
• Năm 1960, đoạt Giải Nhì Triển lãm Mĩ thuật Toàn quố
• Năm 2001, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt I
Viết về Họa sĩ Lưu Công Nhân, Nhà phê bình Mỹ thuật Nguyễn Quân cho rằng:
“Ông là một người cao lớn, tài hoa, duyên dáng, học thức và lịch duyệt như chỉ có trong thơ và truyện trữ tình. Có một nền tảng gia đình sung túc, một lý lịch chính trị quá sáng, học vấn bậc nhất trong những đồng môn và chăm chỉ vô cùng. Và trên hết, ông có tài hội họa như trời cho thật. Tay nghề ông sớm vào bậc cao thủ. Nhưng con đường ông đi không như trải thảm. Vẫn chông gai bởi ông ham tự làm con đường của mình”.
Họa sĩ Lưu Công Nhân rất cần mẫn trên con đường hội họa tự do mà ông đã chọn. Ông xê dịch nhiều nơi để tìm cảm hứng cho mình, từ Phú Thọ, đến Hội An, Hà Giang, Đà Lạt rồi Sài Gòn... Bất cứ nơi đâu ông cũng có xưởng vẽ, và dừng chân để vẽ.
“Cá tính sáng tạo của họa sĩ Lưu Công Nhân hình thành rõ nét và rất mạnh. Có lẽ bắt đầu từ việc ông được học hỏi từ thầy của mình, danh họa Tô Ngọc Vân, trong một không gian tự do của cảnh rừng thiên nhiên, trong lán trại tranh tre, vẽ ngoài trời, không bị đè nặng bởi trường quy. Đây là kết quả rất hay cho việc giáo dục, đào tạo mỹ thuật”.