Họa Sĩ Trần Văn Cẩn
Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn sinh ngày 13/8/1910 trong 1 gia đình trí thức nghèo tại Kiến An, Hải Phòng. Thân phụ của ông là công chức làm việc tại bưu điện, thân mẫu là nghệ nhân nặn tò he và làm đèn giấy nan tre trong khi người cậu cũng là nghệ nhân vẽ đèn giấy.
Trần Văn Cẩn được gia đình cho ăn học tử tế. Có lẽ một phần ảnh hưởng từ mẹ và cậu cộng thêm năng khiếu thiên phú, tình yêu với hội hoạ trong ông sớm bộc lộ từ thuở nhỏ và được thân phụ, gia đình tán thành.
Năm 15 tuổi (1925), ông thi đỗ và theo học nghề vẽ dentelle (đăng ten) và làm đồ gỗ tại Trường Bách Nghệ (Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp, Trần Văn Cẩn về làm tại Sở cá Nha Trang, ông vẽ lại những mẫu cá lạ lưu để vào hồ sơ tư liệu.
Bài viết liên quan
Khoảng thời gian lăn lộn nơi đất biển đã mang đến cho ông tình yêu thương, gần gũi đặc biệt với người dân chài. Ông say mê vẽ phong cảnh, con người Nha Trang. Ông tái hiện lại vóc dáng vạm vỡ, nước da rám nắng cùng khung cảnh lao động ấn tượng của người dân miền biển trong nhiều bức tranh. Cũng từ đây, ý tưởng trở thành 1 hoạ sĩ dần nhen nhóm trong ông.
Năm 1931, Trần Văn Cẩn thi đậu và theo học về hội họa, đồ họa, trang trí tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa VI (1931-1936). Bạn học 1 thuở cùng của ông là Lưu Văn Sìn, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Văn Tạo, Vũ Đức Nhuận, Nguyễn Thụy Nhân. Trong thời gian này, ông vừa học vừa sáng tác, bước đầu ra mắt những tác phẩm thực thụ đầu tiên.
Dù theo học về sơn dầu nhưng Trần Văn Cẩn không bỏ qua những chất liệu thuần túy dân tộc đã được các đàn anh khai xướng như: lụa (Nguyễn Phan Chánh), sơn mài (Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí), khắc gỗ, … Vị danh hoạ đã gặt hái thành công từ tất cả những chất liệu trên. Trong đó, đáng kể đầu tiên chính là quá trình tiên phong chuyển đổi sơn mài thủ công thành phương tiện biểu đạt tuyệt vời cho hội họa.
Năm 1933, Trần Văn Cẩn cùng với Phạm Hậu, Lê Phổ, Nguyễn Khang và Trần Quang Trân, tập trung nghiên cứu về kỹ thuật sơn ta. Họ tìm cách pha chế, vẽ chồng nhiều lớp sơn, sau đó áp dụng thêm kỹ thuật mài, thể nghiệm thành công tranh sơn mài từ sơn son, vỏ trứng.
Vị hoạ sĩ tiên phong trong tranh sơn mài, xuất sắc trong tất cả những phương tiện biểu đạt hội hoạ: Sơn mài, sơn dầu, tranh gỗ, tranh lụa, …
Năm 1934, tác phẩm đầu tay của ông với tên gọi “Mẹ tôi” được trưng bày tại triển lãm ở Paris. 1 năm sau đó, có đến 4 tác phẩm của ông là “Em gái tôi” (sơn dầu), “Cha con” (lụa), “Đi làm đồng” và “Cảnh bờ sông” (khắc gỗ màu) góp mặt trong triển lãm lần thứ nhất của Hội Khuyến khích Kỹ thuật và Công nghệ (SADEAL). Ông được tặng giải ngoại hạng đồng thời cũng được cử vào Ban giám khảo.
Năm 1936, tác phẩm tốt nghiệp “Lều chõng” của Trần Văn Cẩn được đánh giá rất cao. Ông được chính quyền thuộc địa đề cao nhưng lại từ chối đề nghị bổ nhiệm công việc để tập trung trải nghiệm, thử sức sáng tác trên nhiều chất liệu khác nhau.
Cùng với Tô Ngọc Vân, Lê Văn Đệ, Lương Xuân Nhị, … Trần Văn Cẩn là 1 trong những thành viên mẫn cán của nhóm