HOẠ SĨ LÊ THY

 

HOẠ SỸ LÊ THY

 

Lê Thy tức là Trần Minh Thi (1919-1961) sinh ra tại chợ Lớn, Sài Gòn.  Lê Thy là một trong những nghệ sĩ sơn mài bậc thầy nổi tiếng nhất ở miền Nam Việt Nam giữa thế kỷ XX. Ông tham gia các lớp luyện thi của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội năm 1944-1945, dưới sự dẫn dắt của Nam Sơn. Rất nhanh chóng, ông chuyên về nghệ thuật sơn mài và từ năm 1947, ông trở thành một họa sĩ tên tuổi. Ông là một trong những người đã nêu cao sơn mài bằng một bút pháp chuyên luyện và một khả năng tìm tòi dồi dào. Hơn nữa, Lê Thy đã nhiều lần làm cho khách ngoại-quốc phải nhắc nhớ đến sơn-mài của người Việt trong những kỳ tham dự Triển lãm Quốc-tế ở Karachi, Milan, Rome, Paris và Manille. Gần đây, tại Genève và Lausanne, LÊ THY lại làm cho người Thụy Sĩ phải dừng lại rất lâu trong gian phòng Việt Nam khi có sự hợp mặt về Hội họa với 66 nước khác trên thế giới.

Lê Thy- Bức tranh cá, tranh sơn mài 120cm × 120cm. Chữ ký đáy góc trái.

Tác phẩm của Lê Thy đã khiến cho người xem dừng lại rất lâu trong khán phòng bởi lối vẽ sơn mài trũng khác hẳn với lối vẽ sơn mài bóng hay sơn mài nỗi. Trước khi vẽ, họa sĩ phủ lên lớp vải mịn, bồi bằng chất sơn pha với đá bụi rồi mới mài thành một

bề mặt phẳng và tô lên hơn mười lăm lớp sơn mài. Sau cùng họa sĩ mới vẽ họa đề lên rồi khắc trũng xuống những lớp sơn mài ấy. Nhờ vậy, nét khắc vẫn không hề chạm sâu đến mặt gỗ ở bên dưới, màu sắc khi tô lên những chỗ khắc trũng vẫn giữ được vẻ tươi sáng, ưa nhìn. Trong tranh của Lê Thy có lối rắc bụi sa cử rất đặc biệt, khiến tranh trở nên mở ảo, lung linh.

Lê Thy. Tranh sơn mài đích thực. Vẽ phủ mài nhiều lớp theo kỹ thuật Việt Nam. Nhìn bao quát, tổng thể bức tranh. Chất liệu được xử dụng để thực hiện ta thấy có sơn ta, vàng bạc dát mỏng, vỏ trứng, màu son, màu xanh lá. Chất liệu sơn ta, vàng bạc là chủ đạo chiếm khoảng tám mươi phần trăm bề mặt của tác phẩm. Ta có thể mạnh dạn khẳng định. Đây là một tác phẩm sơn mài đích thực, có đầy đủ các chất liệu truyền thống và mang tính nghệ thuật rất cao, không phải là loại sản phẩm mỹ nghệ, như mọi người thường nghĩ khi nghe nói đến sơn mài.

Cuộc triển lãm của Lê Thy tại La Mã năm 1958.

  • 18-4: Ban Nhạc Balding đã trình diễn nhạc Jazz Mỹ tại rạp Thống-Nhất.
  • 19-4, tại Tòa Đô Sảnh Saigon đã cử-hành lễ tiếp nhận hai họa phẩm của Úc Đại Lợi tặng Việt Nam do ông H. F. Jensen, Thị- trưởng tỉnh Sydney (Úc) trao tặng.
  • Lễ khánh thành cuộc triển lãm họa-phẩm của hai họa sĩ Trần- Thọ và Lê-Thy đã được cử hành hôm 18-4, tại Viện Mỹ-Thuật « La Fontanelle » ở La-Mã (Ý), dưới sự chủ tọa của ông Nguyễn Dương-Đôn, Đặc-Sứ Toàn Quyền Việt-Nam Cộng-Hòa cạnh Chính-phủ Ý-Đại-Lợi.
  • Ca-đoàn Hồn-Nước dưới sự điều khiển của nhạc sĩ Hải-Linh trình diễn một buổi đại hợp-xướng tại rạp chiếu bóng Olympic dưới sự bảo-trợ của các Hội Việt-Mỹ, Văn-Hóa Bình-Dân và Hội Phụ-Nữ Quốc-Tế tại Saigon.
  • Nhóm Bút-Việt (P.E.N. Club) đã tổ chức tại trụ sở một buổi thuyết trình về chèo cổ Việt-Nam trong ngày 4 tháng 1 năm 1958. Thuyết trình viên là ông Vu-Huy Chấn trong ban chèo cổ Dão-Duy-Tử

Cuộc triển lãm của họa sĩ Lê Thy năm 1959.

  • 24-11, ông Sardin Bin Haji Jubir, Bộ-Trưởng Bộ Công Chánh Mã-Lai, nói chuyện về vai-trò của thanh niên tại Hội Văn-Hóa Bình-Dân Saigon,
  • 25-11, Một thỏa hiệp đã được ký-kết tại Dinh Độc Lập, ổn định sự chuyển giao sang Chính phủ Việt-Nam ba cơ sở của Viện Pasteur ở Saigon, Đà-Lạt, Nha-Trang, kể từ ngày 1-11-1959.
  • 26-11, Một đêm văn-nghệ Lào-Việt đã được tổ-chức tại Vạn-Tượng nhân dịp Hội Chợ That-Luang.
  • 27-11, khai-mạc cuộc triển-lãm tranh sơn mài và sơn dầu của các họa-sĩ Lê-Thy và Văn-Thịnh tại Phòng Triển-Lãm đường Tự Do Saigon.
  • 29-11, ông Frank L. Gossio, Phó Giám-đốc Cơ-quan Hợp-Tác Củu-Trợ Quốc-Tế (CARE) tới thăm Việt-Nam.
  • 29-11, Ban Lục-Cầm Jazz Teagarden trình-diễn hồi 18 giờ tại rạp Alhambra Saigon.
  • 29 11, Đoàn quần-vợt nhà nghề quốc-tế Kramer, gồm có 4 danh- thů Ken Rosewall, Pancho Segura, Tony Trabert và Frank Sedgman, đã biểu-diễn hai buổi tại Câu-lạc-bộ Thể-Thao Saigon.
  • 29-11, Khai-mạc Đệ nhị Vận-động-hội Toàn quốc tại Nha Trang. Khánh thành đường thủy-vận Saigon — Đà-Nẵng cử hành tại bến Bạch-Đẳng với chiếc tàu Nhựt-Lộ của Thương-thuyền Việt- Nam.
Ảnh của DU XUÂN
Ảnh của SEN VÀ THIẾU NỮ
Ảnh của 9 cô gái
Ảnh của Vịnh Hạ Long
Ảnh của Chăn Trâu
Ảnh của Chợ Trên Sông