HỌA SĨ ĐINH MINH

 

HỌA SỸ ĐINH MINH (1919-2004)

 

Họa sĩ Đinh Minh, sinh năm 1919 tại Hà Nội và mất năm 2004.Ông tốt nghiệp khóa 1940 - 1945 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương

 Thành tựu:

Năm 1967, họa sĩ Đinh Minh nhận nhiệm vụ Phó Viện trưởng Viện Mỹ nghệ Hà Nội, phụ trách các làng nghề, giúp các nghệ nhân, công nhân nâng cao trình độ thẩm mỹ và sáng tạo mẫu mã mới. Ông thường xuyên có mặt tại làng gốm men da lươn Phù Lãng (Bắc Ninh), hướng dẫn và gợi ý nhiều mẫu mã đẹp bắt nguồn từ nghệ thuật dân tộc truyền thống cho các nghệ nhân.

Từ những mẫu mã này, các chuyên gia Tiệp Khắc đã hết sức thú vị, ngưỡng mộ và mời 10 nghệ nhân làng Phù Lãng sang Tiệp Khắc biểu diễn nghệ thuật gốm Việt Nam. Tương tự, năm 1974, mẫu con rối làng Dâu của ông sáng tác, được ông Bồi, một nghệ nhân nổi tiếng tài hoa đã chạm khắc thành công những bức mỹ nghệ điêu khắc gỗ hình ảnh những chú hề trong dân gian Việt Nam. Mẫu mã này vừa xuất hiện đã chiếm được cảm tình của công chúng Đức và được giải thưởng ở Đức cũng vào thời gian này.

 

Những năm nghỉ hưu, sống ở thành phố Hồ Chí Minh, họa sĩ Đinh Minh và người bạn đời của ông là nữ họa sĩ Ái Ngà luôn góp mặt thường xuyên qua những cuộc triển lãm của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật TPHCM. Xem tranh ông, ai cũng tán thưởng những bức tranh sơn mài đẹp về phố cổ và vùng thôn quê, về các cô gái hát quan họ. Nhất là với mảng tranh sơn mài, họa sĩ Đinh Minh tái hiện sống động cảnh hoàng hôn ở “Đền Hùng”, cảnh hùng vĩ từ trên cao nhìn xuống ở “Chùa Thầy”, cảnh thôn quê êm ả với ba cô gái “Gánh lúa”, thấp thoáng dưới bóng tre làng và tán hoa đại trắng…

Ảnh của 10 Cậu Bé
Ảnh của Đình Làng
Ảnh của Bụi Tre Ven Sông
Ảnh của Ngôi Nhà Nhỏ
Ảnh của Ven Sông
Ảnh của Cô Gái Ngồi Ghế